Một trong những bộ môn được mọi người lựa chọn nhiều nhất để tập luyện giữ dáng, rèn luyện sức khỏe đó chính là nhảy cao. Hãy cùng Bongda 433 tham khảo thông tin trong bài viết bên dưới để nắm được tất tần tật kiến thức về bộ môn này, cách nhảy cao đúng kỹ thuật cũng như tổng hợp kỷ lục nhảy cao thế giới mới nhất nhé. 

Giới thiệu bộ môn nhảy cao

Giới thiệu bộ môn nhảy cao
Giới thiệu bộ môn nhảy cao

Bộ môn nhảy cao còn được gọi với cái tên khác là nhảy xà. Đây là bộ môn được áp dụng từ bậc trung học cấp cơ sở, là một môn học thể chất bắt buộc trong chương trình học của một học sinh để có thể được lên lớp.

Nhảy cao chính thức được liệt vào nội dung thi đấu của bộ môn điền kinh trong các thế vận hội Olympic thế giới, trở thành một bộ môn thể thao danh giá được sự đón nhận nồng hậu của người hâm mộ thể thao. Đối với nội dung bộ môn nhảy cao, vận động viên cần nhảy qua một thanh xà ngang tại một độ cao nhất định và không có sự hỗ trợ của một loại dụng cụ nào. 

Tổng hợp kỷ lục nhảy cao thế giới đến nay

Hiện tại, người đang nắm giữ kỷ lục nhảy cao thế giới là Javier Sotomayor (một vận động viên người Cuba). Kỷ lục của công đã khiến ông trở thành tượng đài cho các vận động viên điền kinh chuyên nghiệp trên thế giới. Ông đã vượt qua độ cao 2m xà ngay những ngày còn là thiếu niên. Cho tới năm 16 tuổi, Javier lại một lần nữa tạo nên kỷ lục khi đạt thành tích với mức xà cao 2.33m. Năm 1984 đánh dấu bước chuyển biến ngoạn mục của ông trong lĩnh vực điền kinh khi phá vỡ kỷ lục của chính mình với độ cao 2.43m. Với những thành tích vượt trội như vậy, thực tế chứng minh chưa ai có thể đánh bại kỷ lục của Javier ở thời điểm hiện tại. 

Đối với kỷ lục nhảy cao thế giới của bộ môn xà cao nữ, hiện tại người đang nắm giữ kỷ lục là Kajsa Bergqvist, vận động viên người Thụy Sĩ này từng phá vỡ kỉ lục đã đạt được 15 năm trước đây của vận động viên Heike Henkel. Chi tiết hơn, kỷ lục mà Kajsa Bergqvist đã đạt được ghi nhận là 2m08 tại sân vận động có mái che, trước đó thành tích của vận động viên Heike Henkel là 2.07m. Trong suốt quá trình hoạt động thể thao của mình, Kajsa Bergqvist đã đạt được rất nhiều thành tích đáng nể khác. Cô đã xuất sắc giành lấy huy chương Đồng tại Giải Olympic 2000.

Có mấy kiểu nhảy cao phổ biến nhất?

Cách nhảy cao qua xà vốn có rất nhiều kiểu khác nhau, cụ thể hơn cách để bật nhảy cao sẽ bao gồm 3 hình thức cụ thể như sau:

Cách nhảy cao lưng qua xà

Có mấy kiểu nhảy cao phổ biến nhất?
Có mấy kiểu nhảy cao phổ biến nhất?

Để có thể bật nhảy lưng qua xà, vận động viên áp dụng theo 3 giai đoạn khác nhau. Người nhảy sẽ chạy lấy đà khoảng từ 7 - 13 bước. Trước khi thực hiện, bạn nên xác định chạy đà của mình đã đúng hay chưa. Sau đó xác định chân thuận để giậm lấy đà, chân thuận này sẽ không được để ra đằng sau. Khi nhảy lưng qua xà nên xác định góc nghiêng khoảng 30 độ để chuyển sang giai đoạn giậm nhảy.

Để có thể giậm chân nhảy qua xà, chân cần cách xà khoảng 90 - 100cm. Đầu gối khuỵu xuống 140 độ, sau đó uốn cong đầu gối và dùng lực đẩy lên không trung. Chú ý không để lưng chạm xà.

Cách nhảy cao úp bụng

Trước khi nhảy cao úp bụng, hãy chạy tăng dần tốc độ theo sát từng bước chạy. Góc để chạy khoảng 30 - 40 độ. Ngoài ra, vận động viên cũng cần điều chỉnh tư thế một cách linh hoạt. 

Người nhảy cao úp bụng nên để chân không thuận làm chân giậm và ngược lại. Hướng nhảy được điều chỉnh cùng với hướng chân, nếu chọn nhảy bằng chân phải thì nên chọn cùng hướng. Khi đưa chân lăng nên thay đổi trọng tâm của cơ thể, sau đó hãy đẩy chân của bạn lên để vượt qua xà. 

Khi cơ thể ở trên không, bạn cần thực hiện các động tác một cách mềm dẻo để phần bụng hoặc các bộ phận khác không đụng vào xà. Chân lăng là chân được tiếp đất trước và chân nhảy để xuống sau để tránh bị chấn thương. 

Nhảy cao bước qua

Sau khi xác định được bước đà cần nhảy qua, mọi người xác định 3 bước cuối là bước tăng tốc độ chạy nhanh nhất. Để đạt hiệu quả, mọi người hãy đưa chân về phía sau, giữ thế trụ rồi sau đó nâng cơ thể lên phía trước. Sau khi đã thực hiện xong bước này, nên đưa chân lăng về phía trước để tiếp tục thực hiện bước thứ 2. 

Tại bước chạy đà cuối cùng, hãy chạm đất bằng gót chân và chuyển lực sang hai chân. Tiếp theo hãy hơi chùng gối để đồng thời co chân lên khi giậm nhảy, giậm nhảy thật mạnh để có lực nhảy cao, tiếp theo hãy đưa chân lăng và đánh tay ra phía sau, khuỷu tay hướng về hai bên và dừng tại độ cao ngang vai. Mọi người nên lưu ý tư thế bay trên không nên hạ thấp chân lăng tại phía bên kia rồi thân nâng lên phía trước để nâng cao được bước nhảy của cơ thể. 

Nhảy cao nằm nghiêng

Khi nhảy cao kiểu nằm nghiêng, bước chân của bạn phải được tiến về phía trước với tốc độ dần dần tăng lên. Khi chạm đất hãy chú ý chạm vào bằng gót chân trước tiên. Tiếp đến hãy tiếp tục đưa chân về phía trước để có thể thực hiện động tác lấy đà tiếp theo.

Giai đoạn tiếp theo là lấy đà bước thứ hai. Khi thực hiện bước này bàn chân đá lăng của bạn cần đưa về phía sau ngay khoảnh khắc chạm đất. Ngoài ra, thân của bạn cũng phải ở trong tư thế thẳng đứng, vai không được nghiêng ngả ra trước hay ra sau. Và cuối cùng khi chạm đất, hai chân phải thẳng giống như khi lấy đà để không xảy ra tình trạng lệch. 

Nhảy cao có mấy giai đoạn?

Cách nhảy cao qua xà thường sẽ trải qua 4 giai đoạn chính, cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Chạy đà

Giai đoạn chạy đà là giai đoạn đầu tiên trong cách nhảy cao. Khi thực hiện bước này, bạn nên xác định trước xem bước chạy đà của mình là số chẵn hay số lẻ. Nếu bạn xác định đà chẵn thì bước nhảy khoảng từ 6 - 8 bước, còn đối với đà lẻ thì bước nhảy nên dao động từ 7 - 11 bước. Mỗi bước chạy đà  thường sẽ tương đương với 6-7 bước chạy đà liên tiếp. 

Giai đoạn chạy đà sẽ chia thành 3 giai đoạn nhỏ hơn: Chạy đà bước đầu, chạy đà bước 2 và chạy đà bước 3. 

Nhảy cao có mấy giai đoạn?
Nhảy cao có mấy giai đoạn?

Giai đoạn 2: Giậm chân, bật người

Giai đoạn quan trọng tiếp theo là giai đoạn giậm chân, bật người. Đây là giai đoạn mang tính quan trọng nhất bởi đây sẽ là yếu tố quyết định bạn có bật người qua xà hay không. Vận động viên cần phải phối hợp các động tác một cách nhịp nhàng để thực hiện động tác này một cách hoàn hảo. 

Khi kết thúc giai đoạn chạy đà, bước chân cần phải giẫm vào vị trí cần bật nhảy. Lúc này đầu gối phải hơi khụy xuống, đồng thời đá chân về phía trước để có thể tự chủ sức sử dụng đùi cùng sự linh hoạt của khớp háng để bật nhảy.

Giai đoạn 3: Vượt xà

Giai đoạn vượt xà thực chất chính là giai đoạn bay mình trên không. Tại giai đoạn này, vận động viên cần phải nhanh chóng co chân lên thật cao đồng thời làm động tác bật nhảy, kết hợp vung mũi chân đá theo hướng thanh xà. Tiếp theo đó chính là tạo cho cơ thể tư thế nằm nghiêng so với thanh xà đơn. 

Giai đoạn 4: Tiếp đất

Giai đoạn cuối cùng của cách nhảy cao đúng kỹ thuật là tiếp đất. Khi cơ thể nằm nghiêng về phía thanh xà, chân nhảy của vận động viên cần duỗi ra để ngay lập tức tiếp đất. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ bị chấn thương khi tập luyện. 

Tổng kết

Bài viết đã tổng hợp toàn bộ thông tin về cách nhảy cao đúng kỹ thuật. Với những kiến thức mà bài viết đã cung cấp, hy vọng bạn đọc có thể tiếp nhận thông tin về một bộ môn thể thao rèn luyện sức khỏe tốt.