Cuộc sống diễn ra ngày càng nhanh khiến chúng ta không còn nhiều thời gian cho các hoạt động thể thao. Việc tìm một môn thể thao dễ chơi với chi phí vừa phải là một điều vô cùng cần thiết cho những người yêu thể thao nhưng quỹ thời gian lại có hạn.

Cầu lông là gì?
Cầu lông là gì?

Cầu lông là một môn thể thao đáp ứng được những yêu cầu đó. Với chi phí chơi thấp, dễ chơi và có khả năng rèn luyện sức khỏe, cầu lông đang ngày càng được nhiều người lựa chọn là môn thể thao yêu thích. Chính vì lẽ đó, những thông tin cơ bản về môn cầu lông cũng đang được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, Bongda 433 sẽ đem đến cho quý độc giả những điều cần biết về môn cầu lông và cụ thể là những đường cầu trong môn cầu lông.

Cầu lông là gì?

Cầu lông hay vũ cầu là môn thể thao dùng vợt thi đấu giữa 2 vận động viên (đấu đơn) hoặc 2 cặp vận động viên (đấu đôi) trên 2 nửa của sân cầu hình chữ nhật được chia ra bằng tấm lưới ở giữa. Người chơi ghi điểm bằng cách đưa quả cầu qua lưới bằng vợt và chạm đất ở trong phần sân bên kia của đối thủ. Mỗi bên chỉ có 1 lần chạm cầu duy nhất để đưa cầu sang sân bên kia. Lượt cầu kết thúc khi quả cầu chạm đất, hoặc có lỗi do trọng tài chính hoặc trọng tài biên bắt; trường hợp không có trọng tài thì do tự người chơi bắt, vào bất cứ thời điểm nào trong lượt cầu đang đánh.

Từ năm 1992, cầu lông chính thức trở thành một trong các môn thể thao Olympic với 5 hạng mục thi đấu: đơn nam và đơn nữ, đôi nam và đôi nữ, đôi nam nữ (1 nam đánh cặp với 1 nữ). Ở cấp độ chuyên nghiệp, đặc biệt là đánh đơn, cầu lông đòi hỏi 1 thể lực cực tốt: vận động viên cần có sự dẻo dai, nhanh nhẹn, sức khỏe tốt, tốc độ và sự chuẩn xác. Đây còn là môn thể thao có liên quan nhiều đến kỹ thuật, yêu cầu sự kết hợp nhuần nhuyễn và sự phát triển các di chuyển phức tạp của cây vợt.

Sân thi đấu

Sân thi đấu
Sân thi đấu

Sân thi đấu hình chữ nhật và được ngăn đôi bằng tấm lưới. Các sân đấu thường có vạch kẻ cho cả hai nội dung thi đấu đơn và đôi, dù cho bộ luật tiêu chuẩn cho phép chỉ kẻ vạch cho một nội dung duy nhất. Chiều dài của sân ở hai nội dung đánh đơn và đánh đôi là như nhau. Khác biệt duy nhất là ở chiều rộng. Ở nội dung đánh đôi, chiều rộng của sân thi đấu là 6,1 m (20 ft) trong khi ở nội dung đánh đơn chỉ là 5,18 m (17 ft).

Tổng chiều dài của sân là 13,4 m (44 ft). Phần sân phát cầu được giới hạn trong vạch chia giữa sân, biên phát cầu trên nằm cách lưới 1,98 m (6 ft 6 inch), và vạch biên tính điểm cùng biên phát cầu sau. Trong nội dung đánh đôi, phần biên phát cầu sau là vạch dài cách biên phát cầu sau của nội dung đánh đơn 0,76 m (2 ft 6 inch). Mép trên lưới có độ cao là 1,55 m (5 ft 1 inch) ở biên và 1.524 m (5 ft) ở giữa. Cột chăng lưới nằm ở ngoài vạch biên tính điểm đôi, kể cả khi sân dùng cho nội dung đánh đơn.

Những tiêu chuẩn của quả cầu dùng trong cầu lông

Những tiêu chuẩn của quả cầu dùng trong cầu lông
Những tiêu chuẩn của quả cầu dùng trong cầu lông

Cầu được làm từ chất liệu thiên nhiên, hoặc tổng hợp. Cho dù quả cầu được làm từ chất liệu gì thì đặc tính đường hay tổng quát của nó phải tương tự với đường bay của quả cầu được làm từ chất liệu thiên nhiên có đế bằng Lie phủ một lớp da mỏng. Cầu được làm từ chất liệu thiên nhiên thường được làm bằng lông cánh trái của một con ngỗng. Quả cầu làm bằng lông vũ phải đạt những tiêu chuẩn sau:

  • Quả cầu có 16 lông vũ gắn vào đế cầu.
  • Các lông vũ phải đồng dạng và có độ dài trong khoảng 62mm đến 72mm tính từ lông vũ cho đến đế cầu.
  • Đỉnh của các lông vũ phải nằm trên vòng tròn có đường kính từ 58mm đến 68mm.
  • Các lông vũ được buộc lại bằng chỉ hoặc vật liệu thích hợp khác.
  • Đế cầu có đường kính từ 25mm đến 28mm và đáy tròn.
  • Quả cầu nặng từ 4,74 gram đến 5,50 gram.

Quả cầu làm bằng chất liệu tổng hợp phải đạt những tiêu chuẩn sau:

  • Tua cầu, hay hình thức giống như các lông vũ làm bằng chất liệu tổng hợp, thay thế cho các lông vũ thiên nhiên.
  • Đế cầu được mô tả ở Điều 1.5.
  • Các kích thước và trọng lượng như trong các Điều 2.2, 2.3, và 2.6. Tuy nhiên, có sự khác biệt về tỷ lệ trọng và các tính năng của chất liệu tổng hợp so với lông vũ, nên một sai số tối đa 10% được chấp thuận.

Với những yêu cầu khắt khe như vậy, quả cầu dùng trong cầu lông là một vật thể có thể nói là hết sức tinh xảo.

Trong cầu lông có bao nhiêu đường cầu?

Trong cầu lông có bao nhiêu đường cầu?
Trong cầu lông có bao nhiêu đường cầu?

Trên thực tế, trong môn cầu lông không giới hạn số đường cầu. Hai bên tự do đánh qua lại cho đến khi có một bên phạm lỗi hoặc cầu rơi xuống đất. Đây cũng chính là một đặc điểm thu hút của môn cầu lông. Người theo dõi những trận đấu cầu lông cảm thấy những pha cầu càng dài, càng có nhiều đường cầu thì càng thích thú và phấn chấn.

Những pha giằng co nhau từng đường cầu hay cả những pha cứu cầu tưởng như không thể luôn là một sức hấp dẫn của bộ môn này. Kỷ lục về pha cầu dài nhất thế giới thuộc về hai tay vợt Nguyễn Tiến Minh của Việt Nam và tay vợt Jorgensen đến từ Đan Mạch. Pha cầu này được thực hiện tại trận tranh HCĐ tại giải cầu lông vô địch thế giới năm 2013. Tổng cộng hai tay vợt đã thực hiện 108 lần chạm vợt trong 2 phút. Pha cầu kết thúc bằng cú đập cầu đi ra ngoài của tay vợt Việt Nam.

Lời kết

Với những ưu điểm của mình, cầu lông đang ngày càng thu hút nhiều người chơi hơn. Không chỉ có vậy, cầu lông còn đem lại niềm tự hào quốc gia khi chúng ta có tay vợt Nguyễn Tiến Minh, tay vợt từng nằm trong top 10 thế giới. Trên đây là những thông tin thú vị về cầu lông. Hy vọng độc giả sẽ có những phút giây thư giãn bổ ích.