Vovinam là một môn võ khá đặc biệt với sự kết hợp của nhiều môn võ cổ truyền và có sự tiếp nối, tiếp thu tinh hoa của nhiều xu hướng võ thuật mới. Vovinam hiện nay chưa được liệt vào danh sách quốc võ của Việt Nam, nhưng môn võ này lại được rất nhiều người yêu thích và trở thành trào lưu võ thuật trên toàn quốc. Trong bài viết dưới đây, chuyên trang sẽ gửi tới quý bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về môn võ vovinam độc đáo này. 

Võ vovinam là gì? 

Tìm hiểu về môn võ Vovinam
Tìm hiểu về môn võ Vovinam

Võ vovinam được biết đến với một tên gọi đầy đủ là Vovinam Việt Võ Đạo. Đây là một trong những môn võ thuật hiếm hoi có nguồn gốc ở Việt Nam do võ sư Nguyễn Lộc sáng lập, nghiên cứu và công bố vào năm 1936. Kể từ năm 1938, Vovinam dần trở nên phổ biến trong nước và cho đến nay môn võ thuật này đã du nhập tới hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, thu hút tới hơn 2 triệu võ sinh tham gia luyện tập. 

 

Được biết môn võ vovinam xuất hiện khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam. Với mong muốn nâng cao khả năng chiến đấu, tự về của nhân dân, sẵn sàng đối đầu với thực dân Pháp mà không cần sự hỗ trợ hay trợ giúp từ bên ngoài. 

 

Võ Vovinam Việt Võ Đạo có sự kế thừa và phát triển từ võ cổ truyền của Việt Nam, kết hợp thêm với những tinh túy trong võ cổ đại của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Võ Vovinam chủ yếu tập trung vào đón đấm tay không, kết hợp đánh cùng những vũ khí khác như dao, kiếm, mã tấu, quạt, đao,... Ngoài ra, võ Vovinam còn có đặc trưng với hệ thống 21 đòn thế chân khác biệt hoàn toàn so với các môn võ khác. 

Các cấp đai vovinam 

Võ Vovinam có các cấp đai bao gồm: nhập môn, lam đai, huyền đai, hoàng đai, chuẩn hồng đai, hồng đai và bạch đai. 

Cấp tự vệ nhập môn 

Tự vệ nhập môn là cấp độ võ vovinam dành cho tân thủ (người mới bắt đầu học). Ở cấp tự vệ nhập môn, các tân thủ sẽ được gọi là võ sinh và được phân chia thành các cấp độ tự vệ tương ứng bao gồm: 

  • Việt võ đạo tự vệ: đeo đai màu xanh lam 
  • Nhập môn việt võ đạo: đeo đai màu lam sẫm 

Theo đó, muốn đạt được từng cấp độ trong cấp tự vệ nhập môn thì người chơi sẽ phải trải qua 3 tháng đào tạo, và để hoàn tất cấp tự vệ nhập môn thì người học cần tới 6 tháng. 

Lam đai 

Ở cấp độ lam đai, người học được gọi các các môn sinh. Các môn sinh sẽ được phân chia theo 3 cấp tương ứng ở giai đoạn lam đai và phân biệt dựa vào số gạch màu vàng trên đai áo. Cũng giống như cấp tự vệ nhập môn, giai đoạn đào tạo lam đai cũng kéo dài trong vòng 6 tháng. 

Huyền đai 

Giai đoạn huyền đai thường kéo dài trong vòng 1 năm và những người đạt tới cấp huyền đai sẽ sử dụng đai màu đen. Khác với hai cấp trên, huyền đai sẽ chỉ có duy nhất một cấp độ. Những người đạt trình độ đẳng cấp quốc tế huyền đai sẽ gọi là hướng dẫn viên. Với những võ sinh dưới 15 tuổi mà đạt cấp độ huyền đai thì sẽ phân biết bằng đường chỉ vàng chạy xuyên suốt chiều dài đai và những võ sinh này được gọi là huyền đai thiếu nhi. 

Hoàng đai 

Hoàng đai là đai màu vàng gạch đỏ và được phân chia thành 3 cấp khác biệt theo thứ tự bao gồm: huấn luyện viên cấp I, huấn luyện viên cao cấp và cuối cùng là võ sư trợ huấn hay huyền đai đệ tứ đẳng theo tên gọi quốc tế. Mỗi cấp độ của hoàng đai đều cần tới 2 năm để có thể đạt được. 

Các cấp đai vovinam
Các cấp đai vovinam

Chuẩn hồng đai 

Các võ sinh đạt cấp độ chuẩn hồng đai sẽ sử dụng đai màu đỏ có thêm 2 viền màu vàng. Và để đạt tới chuẩn hồng đai thì cần phải tập luyện trong vòng 5 năm đồng thời cần phải có tiểu luận võ học. Người đạt đến trình độ chuẩn hồng đai sẽ được gọi là võ sư chuẩn cao đẳng và xét theo cấp quốc tế thì cấp độ chuẩn hồng đai năm trong huyền đai đệ tứ đẳng. 

Hồng đai 

Hồng đai của võ vovinam sẽ sử dụng đai đỏ và có vạch trắng để phân biệt và bao gồm 6 cấp độ khác nhau và mỗi cấp độ cần tới 4 năm để có thể hoàn thành và để đạt được hồng đai thì võ sinh cần phải có luận án võ học. Các cấp độ của hồng đai bao gồm: hồng đai đệ nhất đẳng, hồng đai đệ nhị đẳng,... 

Bạch đai 

Bạch đai là cấp độ đai cao nhất của võ vovinam và chỉ những người chưởng môn của một môn phái vovinam mới có thể đạt được. Bên cạnh đó, bạch đai chỉ có duy nhất một cấp và không có giới hạn về thời gian đào tạo. 

Võ Vovinam đai nào cao nhất? 

Với những cấp đai Vovinam đã liệt kê ở phần trước thì rõ ràng bạch đai là trình độ cao nhất của võ vovinam và là cấp độ mà chỉ có trưởng sư của các môn phái mới có thể đạt được. Hiện nay võ sư Nguyễn Văn Chiếu chính là người đang đứng đầu Võ Vovinam trên thế giới. 

 

Các màu đai võ vovinam và ý nghĩa của từng màu 

Đai võ vovinam có tất cả 5 màu chính và với mỗi màu sắc khác nhau thì chứa đựng những ý nghĩa nhất định.  Cụ thể như sau:

  • Đai võ vovinam màu xanh: Biểu tượng cho niềm hy vọng của các võ sinh mới tiếp cận với Vovinam đồng thời khao khát tinh thần thượng võ. 
  • Đai võ vovinam màu đen: Khi võ công dần chuyển hóa thành cơ thể thực, các võ sinh vovinam cần tích cực trau dồi không chỉ kiến thức mà cả kỹ năng. 
  • Đai võ vovinam màu vàng: Tượng trưng cho màu của đất, thể hiện ý nghĩa võ đạo cao đẹp. Đối với môn sinh của võ Vovinam thì võ đạo chính là cốt cách mà võ sinh cần phải tu dưỡng. Và khi đeo đai màu vàng thì đồng nghĩa với việc tinh thần thượng võ của võ sinh đã dần ngấm vào da thịt. 
  • Đai võ vovinam màu đỏ: Màu đỏ biểu trưng cho máu và lửa thiêng, thể hiện khát vọng và nhiệt huyết cháy bóng của đấng nam nhi. Bên cạnh đó, màu đỏ cũng biểu trưng cho tinh thần thượng võ luôn hừng hực trong máu, luôn hiện hữu và tỏa sáng ở tất cả các võ sinh của Vovinam. 
  • Đai võ Vovinam màu trắng: Thể hiện sự trong sáng, thuần khiết của người võ sư. Bên cạnh đó, màu trắng cũng biểu trưng cho trình độ cao siêu và biểu trưng cho tinh hoa của võ vovinam. 
Các màu đai võ vovinam và ý nghĩa của từng màu
Các màu đai võ vovinam và ý nghĩa của từng màu

Hướng dẫn cách thắt đai võ vovinam chuẩn nhất cho tân thủ 

Để có thể thắt đai võ vovinam đúng cách, các tân thủ cần tiến hành thực hiện theo các bước sau: 

Bước 1: Tiến hành gập thắt lưng thành 4 sau đó đặt 1/4 chiều dài của thắt lưng vào giữa bụng, phần còn lại của dây đai thắt lặp lại 2 lần. 2 dây đai hiện đang ở trong và ngoài áo. 

Bước 2: Dùng tay cầm đầu ngoài của thắt lưng luồn vào bên trong và kéo lên, đồng thời thắt chặt hai đầu khóa của thắt lưng. 

Bước 3: Cố định hai bên đầu thắt lưng, đảm bảo đầu ngoài dài hơn đầu bên trong một chút.

Bước 4: Luồn đầu ngoài của thắt lưng để nó chui qua đầu kia, sau đó kéo lên và thắt dây lưng chặt lại. 

Bước 5: Sau khi hoàn tất thắt đai võ vovinam, mặt ngoài của thắt lưng sẽ có hình vuông, bên dưới sẽ có hai đường chéo, hai đầu của thắt lưng cần có chiều dài bằng nhau. Ngoài ra, đai võ vovinam cần đảm bảo không bị chạm đất, vòng đai phải ở sau lưng. 

 

Hướng dẫn tahwst đai Vovinam
Hướng dẫn thắt đai Vovinam

Trên đây là toàn bộ thông tin về võ vovinam - một môn võ truyền thống nổi tiếng của dân tộc Việt Nam. Với những thông tin này, chuyên trang hi vọng quý bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về môn võ Vovinam đồng thời biết được sự phân chia các cấp bậc của môn võ tinh túy này. Mời quý bạn đọc thường xuyên truy cập chuyên trang Bongda433.com để tra cứu và tìm hiểu nhiều thông tin bổ ích khác.